Sỏi mật là gì? Nguyên nhân – Triệu chứng – Cách điều trị dứt điểm
Sỏi mật là một căn bệnh khá phổ biến hình thành do sự kết tinh tinh thể cholesterol và các chất cặn bã trong túi mật. Cùng tìm hiểu về bệnh sỏi mật, nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm qua bài viết dưới đây.
Sỏi mật là gì?
Sỏi mật là tình trạng các muối canxi, sắc túi mật và cholesterol trong túi mật kết tinh thành một thể rắn. Khi bị sỏi mật người bệnh thường khó phát hiện ra bệnh cho tới khi gặp các biểu hiện như vàng da, đau hạ sườn phải, …
Bệnh sỏi mật nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng như ung thư túi mật, viêm túi mật cấp tính, nhiễm trùng, ….
Các loại sỏi mật
Sỏi mật có một số loại dưới đây:
-
Sỏi cholesterol: Loại sỏi này có thành phần chủ yếu là cholesterol, sỏi có màu vàng, hình thành do sự dư thừa và lắng đọng cholesterol.
-
Sỏi sắc tố (sỏi bilirubin): Thành phần sỏi chứa chủ yếu là bilirubin. Hàm lượng bilirubin cao sẽ kết hợp với các thành phần khác trong dịch mật như calci, để hình thành nhân sắc tố. Lâu dần lắng tụ và kết tạo thành những viên sỏi sắc tố với hình dạng, màu sắc và kích thước khác nhau.
-
Sỏi hỗn hợp: Đây là loại sỏi có chứa 30 – 70% thành phần sỏi là cholesterol còn lại là bilirubin.
Nguyên nhân hình thành sỏi mật
Sỏi mật đường hình thành do các nguyên nhân dưới đây:
Nguyên nhân bệnh lý
Bệnh sỏi mật có thể gây ra do các nguyên nhân bệnh lý dưới đây:
-
Bệnh tiểu đường: Người bệnh tiểu đường thường có hàm lượng chất béo trung tính cao, gây tăng nguy cơ tích tụ cholesterol hình thành sỏi mật.
-
Bệnh nhân thừa cân, béo phì: Ở nhóm bệnh nhân này thường dễ gặp các vấn đề mỡ máu, từ đó tăng cholesterol gây tích tụ sỏi ở túi mật.
-
Bệnh nhân gặp các bệnh lý về máu: Nhóm bệnh nhân này thường gia tăng bilirubin trong mật do hồng cầu bị phá huỷ, từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi.
Nguyên nhân từ tinh thần, thói quen
Bệnh nhân thường xuyên gặp căng thẳng, stress, tinh thần lo âu, căng thẳng bị dồn nén lâu dài khiến dịch mật tiết ra kém chất lượng. Điều này làm cho việc kết tinh tinh thể trong túi mật diễn ra nhanh, hình thành sỏi trong túi mật.
Những trường hợp người hay ngồi, ít vận động cũng có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi mật.
Sỏi mật hình thành do chế độ ăn uống không khoa học
Nếu người bệnh có những thói quen sau cũng tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi mật:
-
Sử dụng nhiều thực phẩm có hại cho gan, mật
-
Uống ít nước, không đủ 2l mỗi ngày
-
Lạm dụng chất kích thích như bia, rượu, …
Triệu chứng của bệnh sỏi mật
Sỏi mật là căn bệnh âm thầm, nên giai đoạn đầu của bệnh người bệnh gần như không biết sự tồn tại của bệnh hoặc có thể lầm tưởng sang bệnh khác.
-
Người bệnh thấy buồn nôn, khó chịu
-
Nước tiểu có màu đậm hơn bình thường
-
Xuất hiện tình trạng đầy bụng, khó tiêu sau khi ăn
-
Các cơn đau thượng vị, đau hạ sườn phải xuất hiện nhiêu
-
Biểu hiện vàng da xuất hiện khi viên sỏi đã hình thành lớn
-
Một số bệnh nhân sẽ sốt cao trên 38 độ
Những đối tượng dễ mắc bệnh sỏi mật
-
Phụ nữ sẽ có nguy cơ mắc bệnh sỏi mật nhiều hơn nam giới do nội tiết tố nữ estrogen sẽ kích thích sản sinh cholesterol và bài tiết vào dịch mật.
-
Người thường xuyên sử dụng thực phẩm giàu chất béo bão hoà, ít chất xơ và rau xanh
-
Nhóm bệnh nhân gặp tình trạng béo phì
-
Người trên 40 tuổi có nguy cơ mắc bệnh lớn hơn so với người trẻ tuổi
-
Người bị rối loạn tiêu hoá, viêm ruột mãn tính, …
-
Những người từng bị sỏi mật sẽ có nguy cơ tái sỏi cao.
-
Những người ít vận động, ngồi nhiều, ít uống nước
-
Người bị sụt cân nhanh chóng
-
Người bị táo bón thường xuyên sẽ khiến vi trùng đường ruột phát triển, gây ra viêm tá tràng, túi mật và ống mật gây hình thành sỏi.
-
Phụ nữ đang mang thai sẽ có sự thay đổi nội tiết tố gây tăng nguy cơ mắc sỏi mật.
Biến chứng nguy hiểm của sỏi mật
Mặc dù là một căn bệnh khá phổ biến và tỉ lệ người mắc bệnh càng cao, tuy nhiên sỏi mật thường dễ nhầm lẫn sang các bệnh lý khác do biểu hiện của bệnh không rõ rệt. Sỏi mật nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
-
Tắc nghẽn ống mật: Sỏi mật hình thành với số lượng lớn sẽ gây tắc nghẽn ống mật, làm cản trở sự lưu thông của dịch mật tới túi mật, ống mật chủ và tá tràng.
-
Thủng đường mật: Sỏi mật trong một số trường hợp sẽ hình thành với nhiều góc cạnh và kích thước lớn, khi sỏi lưu thông sẽ gây ra sự cọ xát, làm thủng đường mật.
-
Gây rối loạn tiêu hoá: Người bị sỏi mật thường bị rối loạn riêu hoá, đầy bụng, đau bụng, táo bón, … là do sỏi gây tắc nghẽn đường dẫn mật nên dịch không thể lưu thông xuống tá tràng để đáp ứng quá trình tiêu thụ thức ăn ở ruột già.
-
Gây nhiễm trùng ổ bụng: Sỏi mật hình thành gây thủng đường mật khiến dịch mật tràn ra ổ bụng và các tạng xung quanh, từ đó gây nhiễm trùng ổ bụng rất nguy hiểm.
Cách điều trị sỏi mật
Theo lương y Trần Văn Nhi, sỏi mật có thể được điều trị dứt điểm theo một số phương pháp dưới đây:
Điều trị sỏi mật bằng mẹo dân gian
Từ xưa tới nay các mẹo dân gian điều trị sỏi mật vẫn được lưu truyền và được ví như “khắc tinh” của sỏi mật. Dưới đây là một số mẹo dân gian điều trị sỏi mật người bệnh có thể áp dụng:
Sử dụng đu đủ xanh hấp cách thuỷ:
Đu đủ sau khi loại bỏ hạt và loại bỏ đầu đuôi sẽ cho thêm một chút muối, đem hấp cách thuỷ cho đến khi đu đủ chín mềm là có thể đêm ra dùng.
Mỗi ngày sử dụng 1 quả, sử dụng kiên trì liên tục trong 1 tuần để cho hiệu quả cao.
Nước sung
Quả sung sau khi phơi khô sẽ đem sao vàng hạ thổ, sau đó sắc lấy nước để uống hàng ngày sẽ cho hiệu quả điều trị sỏi mật cao.
Điều trị sỏi mật bằng Tây y
Để điều trị bệnh sỏi mật bằng Tây y người bệnh có thể sử dụng các biện pháp như tán sỏi, phẫu thuật, sử dụng thuốc, …
-
Thuốc tan sỏi: Tây y hiện nay có một số loại thuốc giúp giảm đau và ức chế sự phát triển của sỏi. Tuy nhiên sử dụng thuốc Tây chỉ phù hợp với những trường hợp sỏi còn nhỏ và sỏi mềm.
-
Tán sỏi ngoài cơ thể: Thông thường tán sỏi ngoài cơ thể sẽ được áp dụng cho điều trị sỏi thận nhiều hơn so với sỏi mật.
-
Gắp sỏi mật qua đường miệng (phương pháp ERCP): Bản chất của phương pháp này là đưa ống nội soi túi mật qua đường miệng, sau đó dùng thủ thuật đẩy sỏi xuống tá tràng để cho sỏi ra ngoài cùng với phân.
-
Phẫu thuật nội soi cắt túi mật: Phương pháp này được áp dụng cho trường hợp sỏi lớn trên 6mm và không thể sử dụng thuốc hay các biện pháp khác để điều trị.
Điều trị sỏi mật từ bài thuốc đông y của Trần Gia Đường
Sử dụng các bài thuốc Đông y thường an toàn, lành tính, không gây ra các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Hiện nay có rất nhiều bài thuốc đông y điều trị bệnh sỏi mật, trong đó có bài thuốc của phòng khám Trần Gia Đường đem lại hiệu quả điều trị sỏi cao, ngăn ngừa sỏi tái phát.
Bài thuốc điều trị sỏi mật của phòng khám Trần Gia Đường có tác dụng:
-
Kháng viêm, giảm đau giúp người bệnh dứt điểm cơn đau nhanh chóng
-
Bào mòn sỏi, làm viên sỏi nhỏ dần sau đó đào thải ra khỏi cơ thể
-
Tăng cường chức năng mật, ngăn chặn nguy cơ sỏi hình thành trở lại.
Bài thuốc chữa sỏi mật Trần Gia Đường được sử dụng từ 100% dược liệu sạch tự nhiên đạt chuẩn GACP-WHO. Trong đó dược liệu không chỉ đảm bảo từ khâu nuôi trồng thu hái mà ngay cả khâu bào chế cũng được lựa chọn kỹ càng và đúng kỹ thuật.
Nhờ kết hợp công thức gia truyền và tận dụng được nguồn dược liệu sạch tự nhiên, bài thuốc mang đến hiệu quả điều trị cao, lại an toàn cho người bệnh trong suốt thời gian điều trị. Bài thuốc đảm bảo tiêu chí 3 KHÔNG: Không tác dụng phụ – Không chất bảo quản – Không gây nhờn thuốc.
Bị sỏi mật nên kiêng ăn gì?
Bên cạnh việc sử dụng các bài thuốc, người bệnh sỏi mật cũng nên có chế độ ăn uống phù hợp. Người bệnh nên uống nhiều nước và tăng cường các nhóm thực phẩm sau:
– Ăn nhiều chất xơ để tốt cho hệ tiêu hoá giúp đào thải cholesterol
-
Giảm bớt hoạt động cho túi mật bằng cách ăn nhiều thịt nạc
-
Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi
-
Bổ sung bơ, các loại đậu
-
Ăn nhiều sữa chua và thực phẩm lên men để có lợi cho lợi khuẩn đường ruột.
Bên cạnh đó bệnh nhân cũng nên tránh những loại thực phẩm sau:
-
hạn chế ăn trứng, sữa và các sản phẩm làm từ trứng sữa
-
Thực phẩm giàu đạm, chứa nhiều cholesterol không tốt cho sức khoẻ.
-
Thức ăn quá chua, quá cay
-
Hạn chế ăn tinh bột
-
Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá cũng nên hạn chế.
Trên đây là những thông tin về sỏi mật, nguyên nhân biểu hiện cũng như một số phương pháp điều trị bệnh. Khi bị sỏi mật người bệnh nên điều trị kịp thời để tránh những biến chứng về sau. Quý độc giả quan tâm có thể liên hệ ngay tới phòng khám Trần Gia Đường để được tư vấn và điều trị bệnh kịp thời.
Mọi chi tiết, quý bệnh nhân vui lòng liên hệ:
Nhà thuốc Đông y gia truyền Trần Gia Đường – Kế thừa nhân Trần Văn Nhi
Địa chỉ: Thôn Đá Bạc, Hoàng Hoa Thám, Thành phố Chí Linh, Tỉnh Hải Dương
Hotline: 0977 836 079-0974 720 154
Website: trangiaduong.vn – nhathuoctrangiaduong.com
Facebook: www.facebook.com/trangiaduongvn
Email: nhathuoctrangiaduong@gmail.com
Lịch làm việc: Nhà thuốc làm việc tất cả các ngày trong tuần
Giờ làm việc: Sáng 8:00p -12:00p; Chiều 13:30p -17:30p (Có chỗ để ô tô)tất cả các ngày trong tuần,bệnh nhân có thể đặt lịch trước khi đến khám.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!